Bousai Mie.jp

  Trang chủ > Phòng chống thảm họa trong cuộc sống > Chuẩn bị sẵn sàng mỗi ngày
Phòng chống thảm họa trong cuộc sống
Chuẩn bị sẵn sàng mỗi ngày

Cuộc họp phòng chống thảm họa tổ chức với gia đình

Family meeting
Bạn không bao giờ biết khi nào một thảm họa sẽ xảy ra. Để không gặp rắc rối trong trường hợp khẩn cấp, hãy thảo luận các vấn đề như quyết định phân chia vai trò trong trường hợp xảy ra thảm họa và xác nhận các địa điểm lánh nạn, v.v.
Family meeting
Bạn không bao giờ biết khi nào một thảm họa sẽ xảy ra. Để không gặp rắc rối trong trường hợp khẩn cấp, hãy thảo luận các vấn đề như quyết định phân chia vai trò trong trường hợp xảy ra thảm họa và xác nhận các địa điểm lánh nạn, v.v.
Điểm quan trọng cần kiểm tra
  • Đâu là nơi an toàn nhất trong ngôi nhà của bạn? Ngoài ra, đâu là chỗ nguy hiểm?
  • Địa điểm lánh nạn (địa điểm lánh nạn tạm thời, điểm lánh nạn chỉ định) ở đâu?
  • Xem xét con đường lánh nạn an toàn hơn là con đường có khoảng cách ngắn nhất
  • Quyết định trước địa điểm tập hợp của các thành viên gia đình
  • Nghĩ cách liên hệ
  • Thường ngày kiểm tra các thiết bị dùng lửa,
            sửa chữa nhà cửa, giữ phòng gọn gàng
  • Nên tập hợp trước những gì để đem theo khi xảy ra trường hợp khẩn cấp?
  • Kiểm tra nơi đặt bình chữa cháy, hộp sơ cứu và đồ vật mang theo khi khẩn cấp
  • Tích cực tham gia các cuộc diễn tập phòng chống thảm họa, v.v.
Page Top

Đồ vật mang theo khi khẩn cấp / đồ dự trữ

Thu hẹp đến mức cần thiết tối thiểu các đồ vật mang theo khi khẩn cấp chẳng hạn như khi xảy ra thảm họa, v.v. ứng với các thành viên trong gia đình, bỏ chúng vào ba lô và thử mang trên lưng.
15kg cho nam, khoảng 10kg cho nữ, và hãy kiểm tra xem bạn có thể cử động thoải mái cả hai tay hay không.
Ngoài ra, để hỗ trợ cuộc sống của bạn sau thảm họa, hãy chuẩn bị đồ dự trữ như lương thực, nước, nhu yếu phẩm hàng ngày, v.v. với mức chuẩn là đủ 3 ngày cho 1 người. Với mức chuẩn là 3 lít nước cho 1 người 1 ngày, hãy chuẩn bị nước có thể dự trữ lâu dài ứng với các thành viên trong gia đình.
Emergency kit and stockpiles
Emergency kit and stockpiles
Đồ vật mang theo khi khẩn cấp

Vật có giá trị (tiền mặt / sổ ngân hàng / con dấu / giấy chứng nhận quyền sở hữu, v.v.), nước uống, thực phẩm, đèn pin, pin, radio, diêm, bật lửa, nến, bộ sơ cứu, quần áo, giày dép, mũ trùm phòng chống thiên tai, mũ bảo hiểm, mặt nạ chống bụi, găng tay, khăn tắm, đồ khui hộp, túi ni lông, khăn giấy, bộ bàn chải và kem đánh răng

Đồ dự trữ

Nước, thực phẩm đã chế biến trong túi nhôm, các loại thực phẩm đóng hộp, túi cơm nấu sẵn, lương khô, kẹo ngậm, bánh kẹo, đũa dùng một lần, thìa, bếp ga cá nhân, miếng giữ nhiệt dùng một lần, túi đi vệ sinh xách tay, v.v.

Page Top

Quay số nhắn tin dùng khi thảm họa NTT (171)

Using the NTT Disaster Message Service Con có ổn không? Con không sao
Using the NTT Disaster Message Service Con có ổn không? Con không sao
Quay số "171" và làm theo hướng dẫn sử dụng để ghi âm và phát lại tin nhắn. NTT quyết định và thông báo trên truyền hình, radio, v.v. về các điều kiện cung cấp như thời điểm bắt đầu cung cấp và số lượng ghi âm, v.v.
Icon > Hướng dẫn bởi NTT Tây Nhật Bản
Cách ghi âm tin nhắn
Quay số 171

"1" để ghi âm

(×××) ××× - ××××
Cách phát lại tin nhắn
Quay số 171

"2" để phát lại

(×××) ××× - ××××
Hãy quay (×××) ××× - ×××× là số điện thoại của người bên kia.
Cho dù bạn đang ở trong hay ngoài khu vực thảm họa, vui lòng quay số điện thoại của khu vực thảm họa bắt đầu bằng mã vùng.
Page Top
Copyright(C) Mie Prefecture, All Rights Reserved.
Ban Biện pháp Ứng phó Thảm họa, Bộ phận Biện pháp Phòng chống Thảm họa tỉnh Mie